Bạn dự định dấn thân vào nghề khách sạn trong tương lai? Bạn muốn tìm hiểu về các ngành trong khách sạn và tiềm năng nghề nghiệp cụ thể để có sự lựa chọn sáng suốt nhất?
Các ngành trong khách sạn
Khách sạn hiện là một trong những lĩnh vực hot nhất, với nhu cầu nhân sự cao thu hút hàng nghìn ứng viên tìm việc ở các vị trí quản lý cấp cao như Giám đốc khách sạn, quản lý, trưởng bộ phận cho đến nhân viên, thực tập sinh… mang đến nhiều cơ hội việc làm để trải nghiệm, học hỏi và phát triển bản thân, thăng tiến trong công việc, hội nhập văn hóa quốc tế.
Tại Việt Nam, hầu hết bạn trẻ thường hiểu ngành Khách sạn bao gồm các hoạt động chào đón khách – cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu khách cần – giải đáp, phản hồi thắc mắc; xử lý phàn nàn phát sinh của khách – cảm ơn và đưa tiễn khách ra về trong sự hài lòng ở mức cao nhất.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ khách hàng, cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhất quán của các ngành trong khách sạn, gồm:
Quản trị khách sạn
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Quản trị chế biến món ăn
Sales & Marketing
Tài chính kế toán
Quản lý nhân sự
IT
Kỹ thuật bảo dưỡng
An ninh
Vui chơi giải trí: spa, masssage, thể thao, vũ trường…
Tổ chức và quản lý sự kiện
Casinos
Du thuyền
Một số ngành liên quan khác
Sự phát triển của ngành
Ngành khách sạn hay khách sạn – nhà hàng là một trong những nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam – cùng với sự phát triển chung của ngành Du lịch, khi mà điều kiện kinh tế ngày một tăng, nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của con người cũng đồng thời tăng cao kéo theo nhiều khách sạn, nhà hàng xuất hiện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Khách sạn là ngành mang tính cạnh tranh cao. Việc có nhiều hơn một đối thủ khiến quá trình kinh doanh có thể gặp nhiều bất lợi; tuy nhiên, đó cũng là nền tảng, động lực để khách sạn đưa ra chiến lược phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Định hướng nghề nghiệp ngành khách sạn
Sinh viên tốt nghiệp các nhóm ngành Khách sạn đều rộng mở tương lai với rất nhiều vị trí nghề nghiệp hấp dẫn cùng mức thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến cao. Dự kiến, 7 nhóm ngành nghề sau đây được cho là giàu tiềm năng nhất trong ngành khách sạn ở hiện tại và trong tương lai gần:
Lưu trú
Sinh viên ngành Khách sạn có thể tìm việc nhanh chóng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú như khách sạn, resort, biệt thự du lịch… và đảm trách các công việc như lễ tân, buồng phòng, chăm sóc khách hàng, an ninh, bảo dưỡng… Tùy vào quy mô và kế hoạch kinh doanh của mỗi khách sạn mà áp dụng chế độ tuyển dụng khác nhau tương ứng. Nhìn chung, trong khách sạn sẽ có đa dạng ngành nghề với mức lương và chế độ đãi ngộ tương ứng phù hợp; ứng viên cần xác định năng lực, khả năng cũng như nhu cầu và sở thích của bản thân để ứng tuyển vào các vị trí thích hợp.
Nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Tương tự như lĩnh vực lưu trú, nhà hàng trong khách sạn hay nhà hàng, quán ăn hoạt động độc lập cũng rất phát triển với nhu cầu nhân sự cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Khách sạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên phục vụ, quản lý nhà hàng, phụ trách nhân sự, dịch vụ khách hàng, nhân viên kho, nhân viên pha chế, thu ngân, kế toán…
Đầu bếp
Cùng với sự nở rộ kinh doanh các khách sạn, nhà hàng kéo theo nhu cầu tuyển dụng lớn số lượng nhân sự trong ngành, trong đó có đầu bếp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Khách sạn (quản trị chế biến món ăn, học nghề) có thể ứng tuyển làm phụ bếp – bếp phó – đầu bếp chính… trong bộ phận bếp (bếp Việt, bếp Á, bếp Âu, bếp bánh…) của các khách sạn, nhà hàng lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Quản lý khách sạn, nhà hàng
Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có người đứng đầu để quản trị, tổ chức và vận hành, phân chia công việc cho từng thành viên trong bộ phận, đội nhóm nhằm tạo ra tính nhất quán, ổn định và hiệu quả. Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng cũng vậy. Đó là lý do vì sao nơi này luôn cần người quản lý giàu kinh nghiệm, yêu nghề và có trách nhiệm cao.
Nhân sự
Sinh viên tốt nghiệp các nhóm ngành quản trị có thể đảm nhận công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo cho các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng…
Casino
Mô hình casino hiện đang và sẽ cực kỳ phát triển tại Việt Nam bởi nhu cầu giải trí của du khách là rất lớn. Công việc tại các casino bao gồm kinh doanh, dịch vụ khách hàng, quản lý tài sản, chia bài, nhân sự, kế toán… với điều kiện và tiêu chí tuyển dụng khác nhau tương ứng. Làm việc trong các sòng bạc thường sẽ có mức thu nhập cao.
Du lịch, lữ hành
Dù không nằm trong nhóm ngành đặc thù của ngành, tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp ngành này có ngoại ngữ tốt, am hiểu kiến thức và đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng liên quan thì hoàn toàn có thể nộp hồ sơ vào các công ty du lịch, công ty lữ hành, du thuyền… để ứng tuyển ở các vị trí như bán tour, thiết kế tour, hướng dẫn du lịch, điều hành tour, marketing, kế toán, nhân sự hay chăm sóc khách hàng…
Với tiềm năng phát triển không ngừng nghỉ của ngành Du lịch nói chung, ngành Khách sạn nói riêng mang đến nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự nghề, bao gồm cả những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Theo học các ngành trong Khách sạn, sinh viên có thể hoàn toàn yên tâm về tương lai sự nghiệp của mình nếu đủ nỗ lực và cố gắng.