Giải mã những hiểu lầm “Học quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp”

Trong bối cảnh nền kinh tế với công nghiệp 4.0, ngành Quản trị Kinh doanh càng có sức hút hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi ngày càng nhiều người trẻ khao khát tinh thần khởi nghiệp đã tự sáng lập và điều hành các công ty. Liệu những định kiến về học Quản trị kinh doanh sau này khó xin việc có còn đúng trong thời đại hiện nay? Hãy cùng Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội tìm hiểu nhé!

Ngành Quản trị kinh doanh là ngành nghề có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Trong khối ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh là ngành học thu hút rất nhiều bạn thí sinh đăng ký và theo học, vậy làm thế nào để bạn trở nên nổi bật và thăng tiến?

Đối với Quản trị kinh doanh, tiêu chuẩn đánh giá để thăng tiến luôn dựa trên năng lực, kỹ năng, hiệu quả đầu ra công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Chính vì thế, bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, xử lý tình huống,… Và trên hết, hãy xác định rõ mục tiêu và lộ trình sự nghiệp của mình để biết mình cần làm gì để dễ dàng thăng tiến.

 

Công việc năng động, sáng tạo

Thoạt nghe qua thì ngành Quản trị kinh doanh sẽ bao hàm những gói công việc lặp đi lặp lại đến nhàm chán và không có cơ hội để sáng tạo. Thế nhưng, sự thật không phải như thế. Vì có rất nhiều chuyên ngành nhỏ bên trong nên Quản trị kinh doanh sẽ có rất nhiều cơ hội để bạn khám phá những gói công việc rất khác nhau. 

Kinh doanh là một hoạt động luôn đổi mới qua từng ngày, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa. Chính vì thế, một người theo ngành Quản trị kinh doanh giỏi phải biết cách tự đổi mới và có những phương thức làm việc sáng tạo để vừa đảm bảo công việc hiệu quả, vừa có tính cải tiến.

Đa dạng công việc

Cụm từ Quản trị khiến mọi người lầm tưởng về một vị trí cấp cao, nên họ cho rằng không có nhiều cơ hội làm việc, đặc biệt là cho sinh viên mới ra trường.

Con đường sự nghiệp cho những ai thuộc ngành Q có rất nhiều lựa chọn. Các lĩnh vực mà bạn có thể quan tâm khi theo đuổi ngành này gồm có:

  • Chuyên viên, quản lý kinh doanh.
  • Chuyên viên, quản lý marketing.
  • Chuyên viên, quản lý Digital Marketing.
  • Thương mại điện tử. 
  • Business Development Phát Triển Kinh Doanh.
  • Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng.
  • Quản trị nhân sự .
  • Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development).
  • Phân tích, quản lý tài chính – kế toán.
  • Chuyên gia pháp lý.
  • Quản lý quan hệ đối tác.
  • Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận.

Quản trị kinh doanh không phải là ngành học dành cho con nhà giàu, ra trường làm sếp 

Có lẽ đây chính là hiểu lầm phổ biến nhất, bởi cụm từ “quản trị” khiến nhiều người lầm tưởng về những vị trí cấp cao. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng không hề có doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường nào cho vị trí quản lý hay sếp cả.

Bạn cũng sẽ phải chập chững ở những bước đầu tiên vào nghề, sau đó trau dồi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để dần thăng tiến trong sự nghiệp. Vị trí cấp cao như sếp hay quản lý sẽ dành cho những người thật sự có tài và có sự cống hiến nhất định cho doanh nghiệp.

Ngành học cần có mục tiêu, lộ trình rõ ràng

Đối với bất kỳ ngành nghề nào, có mục tiêu và lộ trình phát triển rõ ràng là công cụ giúp bạn thành công hơn bao giờ hết. Và ngành Quản trị kinh doanh cũng vậy.

Nếu bạn ngay từ đầu không xác định được mục tiêu rõ ràng mà  “lao đầu” vào ngành này thì sẽ càng khiến bạn trở nên mông lung hơn. Bởi đây sẽ là ngành mà bạn được học kiến thức nền tảng của rất nhiều ngành khác nhau, song lại không đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể nào. Bạn sẽ rất khó để biết mình muốn làm gì nếu ngay từ đầu không có định hướng rõ ràng.

Với những phần giải mã về “định kiến” cho ngành Quản trị kinh doanh trên đây, Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn khác về ngành này cũng như sẽ có những quyết định lựa chọn ngành học phù hợp!

 

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến