Trong thế giới phẳng, máy tính trở thành công cụ đắc lực cho mọi hoạt động của con người trên các lĩnh vực. Để các hệ thống máy tính, điều khiển hoạt động trơn tru chắc hẳn không thể không nhắc tới vai trò của ngành Kỹ thuật máy tính. Bạn hiểu gì về ngành học này? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau!
Kỹ thuật máy tính là gì?
Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế, phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính. Từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân, siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
Kỹ thuật máy tính học gì?
Học ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng để có thể: phát hiện và đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến triển khai, xây dựng, thiết lập phần mềm cũng như phần cứng, ứng dụng linh hoạt trong các hệ thống máy tính cụ thể.
Nhìn chung, bạn sẽ được trang bị các kiến thức để ứng dụng phổ biến trong các vấn đề xử lý đơn giản và phức tạp liên quan nhiều đến phần cứng của máy tính. Chẳng hạn như: thiết kế hoặc sửa chữa, lắp ráp các linh kiện điện tử trong các hệ thống máy tính cụ thể.
Học Kỹ thuật máy tính ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc đa dạng. Có thể kể đến như:
- Nghiên cứu, thiết kế phần cứng/ phần mềm máy tính; các thiết bị điều khiển, tự động trong ôt ô; dây chuyền trong các xí nghiệp sản xuất
- Kỹ sư kỹ thuật máy tính làm việc ở các nhà máy điện tử ( ví dụ: INTEL, SAMSUNG, Nokia, Viettel, Mobile Phone)
- Tư vấn viên về các giải pháp công nghệ thông tin
- Chuyên viên vận hành các hệ thống máy tính hệ thống server lớn nhỏ trong các công ty