Làm sao để có thể trở thành một Bartender hay Barista chuyên nghiệp? 4 lưu ý khi học pha chế đồ uống dưới đây sẽ giúp bạn có được một câu trả lời thật đầy đủ.
Bạn biết gì về bartender hay barista?
Bartender hay Barista là những nghệ nhân có khả năng pha chế ra nhiều loại thức uống hấp dẫn từ các loại nguyên liệu đa dạng như rượu, nước ép hoa quả, cafe, soda…
Bartender là người pha chế các thức uống từ rượu như cocktail, mocktail, mojito, sinh tố. ..Barista là cũng là người pha chế nhưng thiên về các thức uống từ cà phê như expresso, cà phê xay, ice blended, latte,…
Không phải chỉ cần biết công thức pha chế là có thể trở thành một Bartender hay Barista thực thụ, người học cần rèn luyện để hình thành cho mình tư duy kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách sáng tạo và linh hoạt để tạo ra các thức uống có khả năng đánh thức và kích thích các giác quan của người dùng.
Các vị trí trong nghề pha chế
Có 6 vị trí khác nhau trong nghề pha chế bao gồm:
Phụ bar:
Phụ bar có vai trò hỗ trợ cho bartender chính của quán. Công việc này giúp họ nhanh chóng học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm các bartender chính. Công việc của phụ bar gồm: pha chế các thức uống đơn giản, thực hiện công tác dọn vệ sinh khu vực pha chế, quản lý các nguyên liệu cho bartender.
Bartender/ Barista:
Để trở thành một Bartender/Barista chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kiến thức và kỹ năng pha chế đa dạng các loại thức uống thông dụng. Không những thế, bạn cần có khả năng sáng tạo để pha chế nên những thức uống mới lạ, thơm ngon, bắt kịp xu hướng và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Bar trưởng:
Bên cạnh công việc pha chế, bar trưởng có vai trò quản lý nhân sự, công cụ, nguyên liệu tại quầy bar mà mình làm việc. Họ còn đảm nhận công tác đào tạo nhân sự mới hay các bartender/barista đang học việc để đảm bảo công việc diễn ra đúng quy trình.
Giám sát thức uống:
Đây là người quản lý toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm giám sát chất lượng, vệ sinh toàn bộ các chi tiết như ly, cốc, thìa trà, thìa cà phê, dụng cụ pha chế, máy móc, thiết bị… thuộc khu vực được giao.
Training bartender/barista và đảm bảo doanh số quầy bar cũng là một trong những chức năng quan trọng của vị trí này.
Quản lý thức uống:
Người quản lý thức uống đảm nhiệm quản lý các nhân viên trong bộ phận của mình, từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho tới việc sắp xếp ca, quản lý ngày nghỉ.
Quản lý bar – Nhà Hàng:
Quản lý nhà hàng – bar là người thực hiện nhiều công việc ở mức độ rộng và sâu hơn bao gồm:
– Tổ chức các hoạt động phục vụ thức uống trong nhà hàng, khách sạn.
– Thiết lập các thực đơn uống phù hợp các mùa, các ngày lễ, tính toán chi phí và giá bán.
– Giám sát các quy trình phục vụ nước uống, đảm bảo đúng chuẩn được đề ra.
– Lên chương trình tiếp thị – khuyến mãi – dự trù chi phí cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả.
– Lập kế hoạch huấn luyện thường kỳ cho tất cả nhân viên quầy pha chế.
– Tham dự công tác tuyển chọn nhân viên, đánh giá và đề xuất thưởng, phạt, đề bạt nhân viên với Trưởng bộ phận Ẩm thực.
Vì sao pha chế thức uống đáng là một nghề để bạn lựa chọn
Cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập tốt
Ngày càng nhiều nhà hàng, quán café, bar mọc lên khiến cho nhu cầu tuyển dụng các nghệ nhân pha chế tăng mạnh. Những học viên mới ra nghề thường có mức lương dao động từ 4-6 triệu/tháng.Một khi bạn đã rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm nhất định thì mức lương hoàn toàn có thể từ 7-15 triệu mỗi tháng.Và chắc chắn là mức lương này sẽ không dừng lại ở đó.
Công việc thú vị
Có thể nói đây là một công việc rất thú vị. Việc pha chế đòi hỏi bạn luôn phải tìm tòi, sáng tạo ra những điều mới mẻ. Mỗi ngày bạn đi làm đều là một ngày để bạn tiếp tục học thêm nhiều cái mới chẳng hạn như học pha chế cafe sao cho ngon hơn, thơm hơn chẳng hạn. Bên cạnh việc sáng tạo ra những thức uống độc đáo, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, sang trọng. Việc tiếp xúc với nhiều tầng lớp khách hàng giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và mở rộng mối quan hệ đáng kể.
HIC News