Trong thời đại ngày nay, điện – điện tử có vai trò cốt yếu trong mọi lĩnh vực của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị thông minh… Công nghệ kỹ thuật (CNKT) điện – điện tử trở thành lĩnh vực có nhu cầu nhân lực vô cùng lớn.
Thực hành đóng vai trò thế nào đối với người học ngành CNKT điện – điện tử?
Nếu như lý thuyết là điều kiện cần thì thực hành chính là điều kiện đủ để đào tạo nên một kỹ sư điện – điện tử chuyên nghiệp.
CNKT điện – điện tử là lĩnh vực có tính ứng dụng cao. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Chính vì thế, muốn học tốt ngành này thì thực hành thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Bởi biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn thì sinh viên mới có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Học CNKT điện – điện tử là cả một quá trình dài đòi hỏi người học không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng chứ không đơn giản học thuộc lòng một lý thuyết nào đó. Khi học CNKT điện – điện tử, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng như:
- Khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện – điện tử, khí cụ điện
- Hệ thống truyền động điện; truyền tải, phân phối, cung cấp điện
- Hệ thống chiếu sáng, điện gió, điện lạnh, điện mặt trời
- Thiết kế vi mạch, điều khiển hệ thống
- Kỹ thuật truyền thông mã hóa, số hóa, lập trình vi điều khiển, hệ thống nhúng…
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử tại HIC
Trong quá trình học để đạt hiệu quả cao cần vận dụng lý thuyết được học ngay vào thực tiễn. Hay nói cách khác là kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Tại HIC, sinh viên ngành CNKT điện – điện tử được chú trọng đào tạo tay nghề với tỷ lệ thực hành cao. Việc thực hành thường xuyên giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng tiếp thu và năng lực sáng tạo trong quá trình học tập.
Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực điện – điện tử để tạo nhiều cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên.