Tố chất cần thiết của những nhà lãnh đạo

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến là ngành học đào tạo ra các nhà quản lý, lãnh đạo. Vậy tố chất cần thiết của những người chèo lái doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Vững kiến thức chuyên môn

Lãnh đạo là vị trí quan trọng nhất, có quyền quyết định, xử lý mọi vấn đề của doanh nghiệp. Để có thể đưa ra những phương án khoa học, hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức chuyên môn tốt.

Kiến thức chuyên môn là những kiến thức riêng của ngành nghề bất kì. Khác với kiến thức phổ thông có thể tự học hỏi, kiến thức chuyên môn cần được đào tạo bài bản qua trường lớp. Không những thế, trước sự phát triển không ngừng của xã hội cần thường xuyên cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu công việc.

2. Am hiểu nhiều lĩnh vực

Tri thức phong phú chính là điều vô cùng cần thiết đối với những người làm lãnh đạo. Bởi họ thường xuyên tiếp xúc, hợp tác với nhiều người thuộc các lĩnh vực, vùng miền khác nhau. Do đó, hiểu biết rộng sẽ giúp tạo lập mối quan hệ tốt hơn. Đồng thời tăng tính thuyết phục trong lời nói, tạo độ tin cậy với đối tác.

Hơn thế nữa, với sự biến đổi liên tục của mọi lĩnh vực, người quản lý phải thường xuyên bổ sung kiến thức mới. Chính vì thế, các cấp lãnh đạo thường phải tham gia các khóa huấn luyện để nâng cao năng lực của bản thân.

3.Có tài lãnh đạo

Người quản lý, lãnh đạo là người chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Họ cũng có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Vì vậy, ngoài chuyên môn tốt, nhà lãnh đạo cần có tài ứng biến, xử lý linh hoạt trong mọi tình huống.

4. Dám thử thách

Trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp nào tiên phong, biết đi tắt – đón đầu sẽ gặt hái được nhiều lợi ích. Người ta thường nói “Có thử thách mới có thành công”. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể vượt qua thử thách một cách dễ dàng. Đối với hoạt động kinh doanh cũng vậy, thử thách được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Ví dụ: Ứng dụng công nghệ mới; chế tạo sản phẩm mới,…

5. Quyết đoán

Trong hoạt động kinh doanh luôn có những vấn đề cần được giải quyết kịp thời. Những phán quyết đúng, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững. Để làm được điều này, người quản lý cần xem xét từng trường hợp, đối tượng cụ thể. Đồng thời, thông qua kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức kinh doanh của bản thân để giải quyết một cách chính xác nhất.

 

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến