Quá trình giao thương nội địa hay quốc tế đều không thể thiếu công đoạn đóng gói và vận chuyển hàng hóa nên lĩnh vực Logistics luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc thù của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là sự đa dạng nghề nghiệp. Trên thực tế, ngành Logistics sẽ bao gồm một số vị trí công việc sau:
1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics
- Đây chính là “bộ phận bán hàng” và sản phẩm được mang ra bán là “dịch vụ vận chuyển”.
- Bộ phận Sales hay các nhân viên Sales có đặc thù là luôn tiếp xúc với khách hàng, luôn phải biết cách làm thể nào để tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất. Bộ phận Sales không chỉ tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp mà còn cả uy tín cũng như thương hiệu trong mắt khách hàng.
2. Nhân viên chứng từ
- Nhân viên Chứng từ Xuất nhập khẩu là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các bạn muốn tham gia vào Logistics vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn.
- Bộ phận chứng từ có chức năng chính là tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu. Bộ phận này có trách nhiệm là phải đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.
3. Nhân viên thu mua
- một chuyên viên thu mua phải đảm bảo rằng, các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là họ phải tìm được giá trị tối đa cho công ty thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp.
4. Nhân viên thanh toán quốc tế
- Nhiệm vụ của vị trí này là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…. Tất nhiên vị trí này bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn.
- Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.
5. Nhân viên hiện trường
- Nhiệm vụ của vị trí này là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…. Tất nhiên vị trí này bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn.
- Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.
6. Nhân viên kho bãi, cung ứng.
- Quản lý kho hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
- Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao…Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có một nhân viên vận hành kho với những kỹ năng, kiến thức và sự phân tích sắc bén để thực hiện công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
7. Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng đã trở thành một trong những yếu tố sống còn của các công ty và đòi hỏi rất nhiều đầu tư về công sức cũng như tiền bạc.
- Đặc biệt hơn những ngành khác, nhân viên dịch vụ khách hàng trong ngành Logistics không chỉ đơn thuần là người tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng mà nó còn đòi hỏi bạn phải liên tục nắm bắt thông tin về tình trạng hàng hóa trong thời gian vận chuyển để cập nhập liên tục cho khách hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Vì vậy cơ hội công việc dành cho sinh viên ngành này là vô cùng rộng mở. Nếu bạn quan tâm và yêu thích ngành nghề này, hãy đến và tìm hiểu tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội.