Cơ hội nào cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật?

Hiện trạng thiếu định hướng của những sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật mới ra trường

Một thực trạng đối với sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ nói chung và sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói riêng, ấy chính là vấn đề thiếu định hướng nghề nghiệp khi ra trường.

Khác với những chuyên ngành được xác định nghề cụ thể như y, kỹ thuật, ngoại giao, kinh tế… thì ngành Ngoại ngữ có thể nói là ngành… đại trà, dành cho những người không biết sau này mình nên làm nghề gì. Các môn học trong khoa Ngoại ngữ ở các trường CĐ, ĐH thường nhắm đến những kỹ năng ứng dụng rất chung chung như nghe hiểu, đọc hiểu, viết và nói… Kết quả là đa số sinh viên sắp ra trường đều hết sức bối rối khi được trang bị công cụ làm việc là ngoại ngữ, nhưng không có chuyên môn cụ thể, không biết phải chọn ngành gì để theo đuổi và làm việc.

Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một trong những môi trường đầu tư thu hút nhất trong mắt các doanh nghiệp Nhật Bản. Cụ thể, trong năm 2015, vốn FDI của Nhật Bản đã leo lên xếp thứ 3 trên tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhu cầu đối với nhân lực tiếng Nhật tăng cao, sinh viên tiếng Nhật có nhiều cơ hội việc làm hơn hẳn những ngành khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… trong thời điểm này; nhưng với xuất thân là dân chuyên ngoại ngữ, họ vẫn không tránh khỏi khó khăn khi quyết định bước đi trong tương lai cho bản thân.

Công việc gì mà chỉ cần ngoại ngữ là có thể làm được? Quanh đi quẩn lại, họ chỉ có thể tìm thấy những công việc như biên phiên dịch, trợ lý, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên tiếng nước ngoài… Nhưng liệu bó hẹp tiềm năng phát triển của bản thân trong vỏn vẹn ngần ấy ngành nghề có thực sự là nước đi đúng đắn?

Biết tiếng Nhật = Công việc chắc ăn?

Thời buổi mở cửa hội nhập kinh tế, ngoại ngữ luôn là kỹ năng thiết yếu. Nhưng xu hướng học ngoại ngữ thì chưa bao giờ ngừng thay đổi.

Có một thời, khi nước ta vẫn còn giữ quan hệ với Liên Xô, chưa chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiếng Nga là thứ tiếng mà chỉ những sinh viên xuất sắc nhất mới dám theo học. Sau khi Liên Xô tan rã, sinh viên tiếng Nga trước đó rẽ sang học tiếng Anh, thì song ngữ Anh – Nga là yếu tố giúp sinh viên mới ra trường dễ dàng giành được một công việc đầu bảng với doanh nghiệp nước ngoài.

Khi Mỹ vượt lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch buôn bán với nước ngoài, thì mọi người lại đổ xô đi học tiếng Anh. Cho đến nay, đa số sinh viên Việt Nam ra trường đều đã có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh. Tấm bằng tiếng Anh một thời được các công ty đánh giá rất cao trong hồ sơ của người đi xin việc, giờ đã trở thành điều kiện tối thiểu nếu muốn có việc làm trong thời buổi này.

Và giờ đây, khi Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật tăng cao, thì tiếng Nhật lại nối đuôi những ngôn ngữ đó để trở thành trào lưu ngoại ngữ mới được thế hệ trẻ đặc biệt quan tâm. Rất nhiều chuyên gia đã dự báo rằng nhân lực tiếng Nhật sẽ còn được các công ty săn đuổi trong vòng 5 năm tới. Nhưng đã bao giờ mọi người dừng lại để nghĩ: “Sau 5 năm đó, mình sẽ làm gì?”

Một sự thật ai cũng phải công nhận: miễn có tấm bằng tiếng Nhật, bạn đi đâu cũng không sợ thiếu việc làm. Song, giữa “kiếm được việc làm” với “kiếm được việc làm ổn định” còn cả một khoảng cách rất lớn đối với cử nhân chuyên ngành tiếng Nhật.

Thầy Nguyễn Quốc Tư chia sẽ và kinh nghiệm và phương pháp học ngoại ngữ

Chuyên ngành tiếng Nhật: Làm gì cũng được

Tầm nhìn hướng nghiệp của sinh viên đang bị bó hẹp trong cái khuôn tri thức nền tảng. Đập vỡ chiếc khuôn đó rồi, các bạn sẽ lập tức nhận ra một điều, rằng triển vọng của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật thực chất là vô hạn.

Cùng với lợi thế vượt trội của họ so với rất nhiều ngành học khác là khả năng xin việc dễ dàng và nhanh chóng, cử nhân chuyên ngành tiếng Nhật ra trường có thể theo đuổi bất cứ công việc nào. Từ du lịch, khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện đến marketing, IT, nhân sự, quản trị, thậm chí hàng không… nghề nào cũng có chỗ dành cho người sở hữu tấm bằng tiếng Nhật. Họ không phải đối mặt với những nỗi lo như ra trường khó xin được việc hay cạnh tranh gay gắt do hiện tại tiếng Nhật chưa quá phổ biến và nhu cầu đối với nhân sự thành thạo loại ngôn ngữ này vẫn rất cao.

Chứng tỏ sinh viên chỉ cần đào sâu kiến thức, thu về nhiều kinh nghiệm, thì một công việc ổn định với mức lương hậu hĩnh cũng sẽ không còn là viễn tưởng. Bằng chứng là hiện tại, rất nhiều vị trí quan trọng trong các công ty Nhật Bản như quản lý, giám đốc hành chính, nhân sự… đều do cựu sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nắm giữ. Điều quan trọng nhất vẫn là quyết tâm học hỏi và sự tận tụy đối với nghề mình theo đuổi – đó là bài học không chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật mà cả những sinh viên sắp ra trường và đang tìm kiếm một công việc cho bản thân trong thời điểm hiện nay.

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến