GIỚI THIỆU PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO


I. Chức năng:

– Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về tổ chức, quản lý, điều hành công tác đào tạo của Nhà trường.

– Xây dựng các quy chế và văn bản phục vụ tổ chức và quản lý đào tạo.

– Tổ chức xây dựng, quản lý chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy, học tập.

– Xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy và học tập.

– Theo dõi quá trình giảng dạy, học tập và kết quả học tập.

– Tổ chức triển khai công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên và công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.

– Quản lý việc in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đào tạo.

– Hỗ trợ công tác quản lý kinh phí đào tạo.

– Các nhiệm vụ khác theo phân công của Nhà trường.

II. Các nhiệm vụ chính:

A. Công tác Đào tạo:

  1. Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đột xuất của toàn trường. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
  2. Tổ chức nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo cho các ngành thuộc các loại hình đào tạo ở các bậc học trong trường.
  3. Nghiên cứu đề xuất thay đổi, bổ sung ngành, chuyên ngành đào tạo mới, cải tiến chương trình đào tạo, nội dung, quy trình đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu, đề xuất và tổ chức ứng dụng phương pháp đào tạo mới.
  4. Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị đào tạo đăng ký kế hoạch biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo quy định của Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, của Nhà trường; tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
  5. Tổ chức thực hiện công tác báo cáo tuyển sinh theo đúng quy chế, hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, của Nhà trường.

6. Lập hồ sơ, trình Hiệu trưởng ký cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên các hệ đào tạo trong toàn trường; thực                 hiện quy định về quản lý văn bằng, chứng chỉ.

B. Công tác giáo vụ

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu cho các hệ đào tạo; lập kế hoạch bố trí            giảng đường cho các hệ đào tạo; phối hợp với các đơn vị sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ giảng đường.

2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan duy trì nề nếp giảng dạy, học tập theo thời khóa biểu và lịch trình giảng            dạy.

3. Quản lý định mức giảng dạy, thống kê số tiết giảng dạy của giảng viên và các chế độ về công tác giảng dạy.

4. Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác mời giảng, quản lý giáo viên thỉnh giảng theo quy định.

5. Tổng hợp, đánh giá, phân loại kết quả học tập của sinh viên theo học kỳ, năm học, toàn khóa.

6. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên.

7. Tổ chức xét ngừng học, thôi học và xét tốt nghiệp cho sinh viên.

8. Cung cấp bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên đủ điều kiện.

9. Giải quyết các thủ tục bảo lưu kết quả học tập, chuyển lớp, chuyển trường và tốt nghiệp cho sinh viên.

10. Tổ chức Lễ khai giảng, phát bằng tốt nghiệp và tổng kết hàng năm.

11. Quản lý và lưu trữ sổ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên, hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ sinh viên, công văn giấy tờ             có liên quan đến công tác đào tạo và quản lý đào tạo.

12. Thực hiện các nghiệp vụ cho công tác tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh đã được phê duyệt.

13. Tổ chức triển khai các phương pháp giảng dạy cho giảng viên, học tập cho sinh viên nhằm không ngừng                  nâng  cao chất lượng đào tạo.

14. Định kỳ tổng kết, đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

15. Xây dựng các văn bản quản lý nội bộ về công tác sinh viên. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết,              đánh giá chức trách, nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng.

16. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; kế hoạch trang bị cơ sở vật              chất phục vụ đào tạo và các kế hoạch có liên quan khác.

C. Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo:

  1. Xây dựng các quy chế, quy định về khảo thí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí.
  2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ môn hoặc các Khoa đào tạo lập, kiểm định và quản lý ngân hàng đề thi các hệ đào tạo.
  3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giảng viên chuẩn bị giáo án, đề cương bài giảng theo đúng chương trình đào tạo. Duy trì nền nếp giảng dạy, học tập theo thời khóa biểu và lịch giảng dạy. Thực hiện giám sát công tác giảng dạy, lập kế hoạch và dự giờ đánh giá chất lượng giảng viên theo quy định.
  4. Đề xuất các hội đồng chấm thi, tư vấn về hình thức thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo quy định.
  5. Tổ chức việc thi và chấm thi hết môn, thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án tốt nghiệp.
  6. Tập hợp, theo dõi kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, học sinh kết hợp với các Khoa để có nhận xét, đánh giá.
  7. Quản lý, lưu trữ bảng điểm môn học, bài thi đã chấm, công bố kết quả học tập của sinh viên ngay sau khi có kết quả.
  8. Xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  9. Xây dựng kế hoạch dài hạn và thường xuyên về công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.
  10. Tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục.
  11. Tư vấn cho Hiệu trưởng và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của sinh viên, chất lượng các khâu quản lý, hỗ trợ đào tạo.
  12. Tư vấn và thực hiện việc ứng dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục.

III. Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân:

  1. Trưởng phòng:

– Trưởng phòng do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng và kỷ luật theo quy định.

– Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

– Có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng hệ thống mẫu biểu để thống nhất công việc, quy định trách nhiệm cho từng cán bộ trong phòng, cụ thể:

+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong phòng;

+ Lập bảng phân công trách nhiệm giải quyết công việc đến từng cán bộ đảm bảo khách quan và công bằng;

+ Xây dựng quy trình làm việc;

+ Ban hành các loại mẫu văn bản giấy tờ, hướng dẫn cách vào sổ…. (sổ lên lớp, sổ tay GVGD, các loại đơn, giấy tờ thi kết thúc học phân..)

– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

– Trưởng phòng Đào tạo được thừa lệnh Hiệu trưởng ký các giấy tờ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; được Hiệu trưởng Nhà trường ủy quyền chủ trì các cuộc kiểm tra, thanh tra những nội dung công tác có liên quan.

– Trưởng phòng Đào tạo là ủy viên thường trực Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét tốt nghiệp, Hội đồng xét lưu ban, lên lớp, Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật sinh viên; Hội đồng tự đánh giá trường Đại học, Hội đồng thi tốt nghiệp và tham gia các Hội đồng tư vấn khác có liên quan.

– Chủ động sắp xếp, bố trí, sử dụng, điều hành, quản lý lao động, tài sản được giao. Đề xuất trình Hiệu trưởng việc thành lập, giải thể các tổ công tác trực thuộc, bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó (nếu cần) và cán bộ làm công tác chuyên môn không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thích hợp với công việc của phòng.

  1. Phó Trưởng phòng:

– Phó Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm,  miễn nhiệm, điều động, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Trưởng phòng.

– Được Trưởng phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác.

– Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công, thay Trưởng phòng điều hành công việc khi được ủy quyền.

  1. Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ: chịu sự phân công trực tiếp và điều hành thống nhất của Trưởng phòng.

 

 

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến