Hết lớp 9, học sinh chỉ cần học 3 năm là có cùng lúc 2 bằng: Bằng Trung cấp và bằng THPT; hoặc 4 năm là có cùng lúc 2 bằng Cao đẳng và THPT.
Chỉ sau 3 – 4 năm vừa học văn hóa, vừa học nghề đó các em có thể bước chân vào thị trường lao động với đầy đủ kỹ năng của người thợ trình độ trung cấp hoặc cao hơn là Cao đẳng, Đại học. Trường cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) hiện có cơ sở Đào tạo hệ 9+ tại Yên Thái, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội là một ví dụ về mô hình đào tạo này.
Mô hình này phù hợp với Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025”, hướng tới mục tiêu 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.
Học sinh lợi đủ đường, trong vòng 3 – 4 năm vừa học môn văn hóa vừa thực hành, lại vừa có thể liên thông lên Cao đẳng, Đại học. Đồng thời được học miễn phí nghề hệ Trung cấp (2 năm), xong có thể ra kiếm được tiền luôn từ nghề mình đã học.
Thầy Tường – Phó Hiệu trưởng Phụ trách hệ đào tạo 9+ tại cơ sở Quốc Oai – Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội chia sẻ: Sự lựa chọn ngành học cũng dễ dàng đạt tới sự phù hợp cao nhất trong việc đáp ứng kỹ năng nghề sau khi tốt nghiệp.
Chi phí từ học văn hóa và Cao đẳng nghề do các em tự trả. Còn học nghề của Trung học phổ thông hoàn toàn miễn phí. Như vậy, hết lớp 9, học sinh chỉ cần học 3 năm là có cùng lúc 2 bằng: Bằng Trung cấp và bằng THPT; hoặc 4 năm là có cùng lúc 2 bằng Cao đẳng và THPT. Con đường đào tạo hệ 9+ lên thẳng Cao đẳng, Đại học hữu ích hơn con đường học phổ thông lên trung cấp, lên cao đẳng, rồi mới lên Đại học. Việc vừa học vừa thực hành còn giúp ích cho học sinh khả năng tiếp thu cao, nhạy bén, linh hoạt áp dụng với lượng kiến thức được trang bị. Nhưng lợi ích chắc chắn là dễ dàng vào liên thông lên Đại học mà không phải trải qua nhiều áp lực, đặc biệt là áp lực Đại học ra không biết làm nghề gì.
Như vậy, hết lớp 9 một học sinh mới có 15 tuổi, cộng thêm 3 – 4 năm để có được tấm bằng Cao đẳng hoặc Đại học (tức là lúc này mới có 18 – 19 tuổi) đã trở
thành kỹ sư thực hành lành nghề có kỹ năng. Kết quả này thật lý tưởng cho thị trường lao động được hưởng lợi vì có thể tận dụng nguồn nhân lực trẻ có tay nghề này.
Thầy Nguyễn Văn Ánh – Phó Hiệu trưởng Phụ trách Đào tạo & Tuyển sinh Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội cho biết: “Khi các em hòa nhập vào thị trường lao động trẻ càng sớm thì cơ hội các em tiếp cận với công việc càng cao. Đề án này được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng sẽ tránh được tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” lâu nay”.
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội hiện liên kết với các chuyên gia Nhật Bản, Đức, Trung, Hàn… đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều chương trình nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội cho các học sinh, sinh viên có thêm những lựa chọn phù hợp với năng lực và con đường hướng tới tương lai rộng mở phía trước.
Đăng ký ngay: