Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Nhật đang là ngôn ngữ được nhiều người theo học nhất tại Việt Nam.
Ngành Ngôn ngữ Nhật là gì?
Ngành Ngôn ngữ Nhật là ngành học nghiên cứu về phương pháp và kỹ năng học tiếng Nhật trong công việc và cuộc sống. Đồng thời nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người của đất nước Nhật Bản. Khi theo học ngành tiếng Nhật, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức vững chắc và sâu rộng về Ngôn ngữ Nhật. Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm các kiến thức về Nhật Bản như: Địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế-xã hội, giáo dục, văn học…
Vì sao nên lựa chọn học Ngôn ngữ Nhật?
Học tiếng Nhật đang rất được ưu chuộng tại Việt Nam. Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn học tiếng Nhật như:
Cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn
Mức thu nhập sẽ tỉ lệ thuận với trình độ tiếng Nhật của bạn
Cơ hội du học lớn và tiết kiệm chi phí
Dễ dàng sống và làm việc tại Nhật Bản
Cơ hội học hỏi và tiếp xúc với nền văn hóa mới
Dễ dàng đàm phán các cơ hội kinh doanh
Du lịch Nhật Bản
Học tiếng Nhật giúp bạn thông minh hơn
Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ mới
Học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đảm nhận các vị trí sau:
Biên – Phiên dịch viên/Biên tập viên/ Phóng viên
Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại
Giáo viên tiếng Nhật/Nghiên cứu viên
Nhân lực làm việc trong lĩnh vực thương mại và lĩnh vực khác có sử dụng tiếng
Chuyên viên Marketing: Tổ chức sự kiện, thực hành các giao dịch thương mại tại công ty; quản lý website, Fanpage… tiếng Nhật.
Chuyên viên đàm phán, ký kết hợp đồng của công ty Nhật Bản.
Làm việc tại Nhật Bản: Với vốn tiếng Nhật đã có, sinh viên có thể tìm công việc tại thị trường Nhật Bản như: văn phòng, hành chính, lễ tân, tiếp viên hàng không, tiếp thị, tư vấn…
Học ngành Tiếng Nhật tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, sinh viên được đào tạo trong môi trường năng động, đề cao sự sáng tạo, chủ động của người học. Được tham gia thực hành, trải nghiệm thực tế xuyên suốt quá trình học. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sử dụng các phương pháp đa dạng, linh hoạt như: phân tích, đàm thoại, hỏi – đáp để tạo hứng thú học tập cho sinh viên. Qua đó, thúc đẩy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của người học.