Mỗi món Âu sẽ đượ c đầu bếp áp dụng những phương pháp thích hợp khi chế biến để làm tăng hương vị đậm đà cho từng món ăn. Đồng thời, việc sử dụng thành thạo các kỹ thuật chế biến món Âu cũng giúp khẳng định tay nghề lẫn vị trí của người đầu bếp trong ngành ẩm thực. Cùng trường HIC điểm danh qua những phương pháp nấu món Âu được sử dụng rộng rãi hiện nay qua bài viết sau nhé.
- Kỹ thuật đốt rượu (Flambe)
- Đây là kỹ thuật được nhiều đầu bếp áp dụng khi nấu ăn. Phương pháp này còn có tên là Flambe thường để làm tăng hương vị món ăn. Các đầu bếp sử dụng rượu như một chất cồn nhằm tạo ngọn lửa bùng lên khi chế biến món ăn. Flame không chỉ thỏa mãn thị giác mà còn đem lại hương vị đặc trưng cho món ăn: hương thơm từ rượu đã đốt cháy, vị béo từ bơ,… Đồng thời, hương rượu còn giúp làm giảm đi mùi khó chịu của các loại thịt có trong món ăn như: thịt cừu, thịt bò,…
- Flame thường được áp dụng cho một số món ăn tiêu biểu như: Gà sốt vang, chân giò heo, các món tráng miệng có nguyên liệu là trái cây, thậm chí có cả cocktail,… Đốt rượu là một kỹ năng khó, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dặn từ người đầu bếp.
2. Kỹ thuật nướng (Grlling/Roasting)
- Phương pháp nướng thường áp dụng cho nhiều thực phẩm đa dạng từ các loại rau củ (khoai tây, khoai lang, bắp,…) cho đến những loại thịt, cá, tôm, hải sản,… Từng loại thực phẩm sẽ có nhiệt độ và thời gian nướng khác nhau. Có nhiều thiết bị hỗ trợ cho phương pháp nướng như: lò nướng than, lò gas, lò nướng điện,… Tùy vào món ăn mà bạn muốn chế biến, bạn có thể lựa chọn thiết bị thích hợp.
Sinh viên K10 Kỹ thuật chế biến món ăn trong giờ thực hành chế biến món Âu
3. Áp chảo
- Đây là một trong những kỹ thuật chế biến món Âu mà mọi đầu bếp đều phải biết. Áp chảo là phương pháp làm chín thực phẩm chỉ với một lượng dầu nhỏ hoặc mỡ cho vào chảo cạn và nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Khi nấu, nhiệt độ được truyền dẫn vào chảo và sẽ làm chín thức ăn. Với cơ chế này, thức ăn sẽ chín đều nhưng vẫn đảm bảo được hương vị tự nhiên, độ ẩm và kết cấu.
4. Kỹ thuật Caramelize
- Phương pháp Caramelize thường dùng cho những món ăn như: bánh flan, các món kho (thịt kho, cá kho,…), nước ướp thịt nướng,…. Khi tạo ra được màu nâu đẹp mắt, có hương thơm có nghĩa là bạn đã thực hiện thành công kỹ thuật này.
5. Kỹ thuật Confit
- Phương pháp làm chín thức ăn trong dầu, chất béo, đường ở nhiệt độ thấp. Với phương pháp này, thực phẩm sẽ được chiên với một lớp dầu, một lớp mỡ trong một thời gian dài ở nhiệt độ từ 85 – 90 độ C
6. Kỹ thuật Sous Vide
- Sous Vide theo tiếng Pháp nghĩa là hút chân không. Đây là kỹ thuật chế biến món Âu mà các nguyên liệu sẽ được bỏ vào túi hút chân không chuyên dụng trong một khoảng thời gian, nấu ở nhiệt độ thấp. Một điều nhất định phải chú ý khi áp dụng kỹ thuật này chính là không có không khí. Kỹ thuật Sous Vide sẽ thường nấu trong nước khoảng 100 độ C với thời gian lên đến 90 tiếng.
- Phương pháp này được sử dụng cho những loại thịt đỏ. Tuy nhiên, từng loại thực phẩm như: thịt, rau củ, hải sản,… sẽ có các yêu cầu về nhiệt độ lẫn thời gian nấu khác nhau để có được độ chín thích hợp.
Tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, các bạn sẽ được học kỹ thuật chế biến món Âu với sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình từ các thầy cô là những chuyên gia ẩm thực có nhiều năm kinh nghiệm. Hơn thế nữa, sinh viên được thực hành thường xuyên cùng trang thiết bị hiện đại, thời lượng thực hành lên đến 70-75% số tiết học.
Đến với HIC để tích lũy tri thức, khởi nghiệp thành công!
Link đăng ký: https://caodangquoctehanoi.edu.vn/dangki/
Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT.
Hotline: 0866 097 689