Contents
Có lịch sử hơn bốn nghìn năm, mì là một phần quan trọng của nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Mặc dù có hàng trăm loại mì khác nhau nhưng MÌ TRƯỜNG THỌ là món ăn không thể tách rời vời mỗi người dân Trung Hoa. Đặc biệt vào dịp Tết truyền thống.
Nguồn gốc của món mì Trường Thọ
Theo tương truyền món mì Trường Thọ bắt nguồn từ câu chuyện thời hoàng đế Đường Minh Hoàng. Khi ấy, vì lương thực khan hiếm, vợ ông đã phải đổi chiếc khăn tay lấy một bát mì để tặng chồng nhân ngày sinh nhật. Kể từ đó, món mì này trở thành biểu tượng cho những lời chúc chân thành về sức khỏe, tuổi thọ.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, sợi mì Trường Thọ kéo càng dài thì người ăn sẽ càng khỏe mạnh, sống lâu. Bên cạnh ý nghĩa về tuổi tác, nó còn gắn liền với sự may mắn, thịnh vượng. Vì thế, vào những dịp đặc biệt như: Tết; sinh nhật… trên bàn ăn của người Trung Quốc không thể thiếu món mì này.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có rất nhiều loại mì. Mỗi loại phản ánh những ý nghĩa nhất định về tình yêu, tình bạn, sự quan tâm… Chẳng hạn: mì Y; mì Đang Đang; mì kéo sợi Lan Châu, mì xào Phúc Kiến.
Điểm đặc biệt của món mì Trường Thọ
Như đã nói ở trên, sợ mì tượng trưng cho tuổi thọ. Vì thế, khi chế biến mì Trường Thọ người ta để nguyên sợi chứ không cắt thành đoạn như những loại mì khác. Khi ăn, sẽ ăn một hơi hết sợi mì chứ không cắn đứt. Bởi nếu cắn đứt sẽ bị mất may mắn.
Các công đoạn làm mì Trường Thọ
– Làm mì: Chọn loại bột ngon, cán mỏng, cắt thành sợi nhỏ, phơi nắng vài tiếng đồng hồ. Độ ngon của sợi mì phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết.
– Nước dùng: Phải đảm bảo nước dùng ngọt, thanh, hòa quyện với hương vị của thịt vịt quay, tôm sú, xá xíu, nấm…
Ngoài ra, khi dùng mì người ta thường cho thêm 1 quả trứng. Điều này, biểu tượng của sự viên mãn, đồng thời cũng tượng trưng cho sinh mạng.