Nét độc đáo trong văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Xứ sở mặt trời mọc nối tiếng với nền văn hóa lâu đời với nhiều nét văn hóa đặc sắc, tạo nên dấu ấn riêng trên bản đồ thế giới. Là người yêu mến nước Nhật chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ biết đến trà đạo – một văn hóa truyền thống vô cùng tao nhã.

Trà là thức uống quen thuộc tại nhiều quốc gia. Tại Nhật Bản, trà không đơn thuần để giải khát mà đã trở thành một loại nghệ thuật trong văn hóa của người dân nước này. Cho đến nay, có nhiều trường cao đẳng, đại học tổ chức đào tạo về trà đạo.

Ý nghĩa thực sự của trà đạo thể hiện qua bốn nguyên tắc Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Có nghĩa là, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên; tri ân cuộc sống; lòng tôn kính với vạn vật khiến tâm hồn trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Các bước pha trà

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

+ Nồi đun nước – Kama : Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát

+ Ấm nước – Tetsubin: Đun nước cho sôi lên để pha trà, thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát

+ Bát trà – Chawan: Là thứ đặc trưng và quan trọng nhất của trà đạo; gắn liền với tên tuổi của trà nhân

+ Hộp đựng trà – Natsume  : Chiếc hủ này được trang trí đẹp mắt nhằm tăng tính thẩm mỹ và tăng giá trị cho trà đựng bên trong

+ Chổi đánh trà – Chasen : Được làm bằng tre thường dùng cho cách pha trà bát, hay trà bột

+ Gáo múc nước –  Shaku: Dùng để múc nước nóng từ kama vào bát hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi

+ Futaoki: Dụng cụ kê nắp khi mở nồi đun nước

+ Kensui: Dụng cụ để nước bẩn

Bước 2: Tiến hành pha trà

+ Nước pha trà: phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Đây là nhiệt độ giúp trà có màu đẹp mắt nhất

+ Dùng nước trong bình thủy để tráng ấm trà và tách trà rồi lau lại bằng khăn khô

+ Cho trà vào ấm, tùy kích thước ấm mà đổ lượng trà tương ứng

+ Châm nước: Chỉ cho lượng nước vừa đủ để rót cho khách (vì các loại trà thường có thể pha làm 2-3 lần)

+ Rót trà: Rót trà vào khoảng 1/3 chén, sau đó lần lượt rót ngược lại cho đến khi đầy chén

Thưởng trà: 

Cách thức uống trà của người Nhật chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Điều này thể hiện sự hài hòa giữa trà nhân với không gian xung quanh, mang lại cho con người sự yên tĩnh, thư giãn. 

Sau khi rót trà xong, chủ nhà sẽ xoay chén trà để mời khách. Người được mời sẽ đưa hai tay để đỡ chén trà và vái chào để bày tỏ lòng tôn kính. Tiếp đến, người ta đặt chén trà vào lòng bàn tay trái, khẽ xoay chén trà 2 lần bằng tay phải làm sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà. Sau đó, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà” để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân.

Để tăng hương vị cho chén trà, người Nhật thường dùng kèm theo loại bánh ngọt tên Wagashi. Bánh này có vị ngọt nhẹ nhàng, hòa quyện cùng vị trà sẽ tạo nên một cảm giác thanh mát, tao nhã, lâng lâng khó tả. Chú ý, bạn nên ăn hết bánh sau đó uống một ngụm trà chứ không nên vừa ăn vừa uống.

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến