Contents
Tiếng Trung Quốc là ngành học cực hot tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội. Không chỉ bởi chất lượng đào tạo tốt mà còn bởi sinh viên được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị, bổ ích khi theo học ngành này.
Bên cạnh các bài giảng tiếng Trung, các em sinh viên HIC còn được tìm hiểu và trải nghiệm nền văn hóa lâu đời của Trung Hoa. Mới đây, sinh viên lớp ngành tiếng Trung đã có dịp trổ tài sủi cảo – món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nguồn gốc của sủi cảo
Sủi cảo được phát minh vào thời nhà Hán (năm 25 – 220 sau Công Nguyên) bởi Trương Trọng Cảnh, một thầy thuốc y học cổ truyền nối tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, sủi cảo đã trở thành món ăn truyền thống, được sử dụng tại nhiều dịp Lễ, Tết quan trọng.
Sủi cảo có hình dáng giống như thỏi vàng, thỏi bạc, mang ý nghĩa bày tỏ nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp, an lành.
Cách làm sủi cảo
Sủi cảo được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: hấp, luộc, chiên. Dưới đây là cách chế biến sủi cảo phổ biến nhất:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cải thảo ngâm với nước muối. Sau đó, rửa sạch để ráo nước, thái chỉ nhỏ
- Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ, gừng cạo vỏ rồi đập dập
- Tôm rửa sạch, bóc nõn
- Chuẩn bị bột làm vỏ bánh hoặc có thể mua vỏ bánh làm sẵn
- Trộn đều thịt xay, các loại rau, đập thêm trứng (tùy vào lượng nhân), nêm nếm gia vị (xì dầu, dầu mè, bột canh) cho vừa ăn
Bước 2: Gói bánh
- Đặt nhân thịt xay và 1 con tôm lên vỏ bánh
- Gấp đôi mép bánh lại sau đó ép chặt các mép của vỏ bánh. Tiếp tục kéo góc 2 bên để tạo thành nếp gấp hoặc có thể làm theo bất kỳ sở thích nào
Bước 3: Luộc sủi cảo
- Thả sủi cảo vào nước đã đun sôi. Quấy nhẹ để bánh không dính vào nhau. Khi nước sôi lại thì đổ thêm một cốc nước nguội sau đó đậy nắp
- Sau đó nước sôi lên lần nữa chính là lúc sủi cảo đã chín, bạn có thể bắc nồi ra và vớt chúng ra