Contents
Chắc hẳn bạn từng nghe tới các thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CAE, CTO,…Vậy bạn đã hiểu rõ về các chức danh này chưa? Cùng mở mang thêm kiến thức kinh doanh của bạn qua bài viết này nhé!
1. CEO
Viết tắt của chief executive officer – Giám đốc điều hành. Đây là vị trí điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo các chiến lược, quyết định mà Hội đồng quản trị đã đề ra.
Hiểu một cách đơn giản, CEO chính là người chèo lái mọi hoạt động của công ty. Tại nhiều doanh nghiệp, CEO có thể kiêm nhiệm cả vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. CFO
Viết tắt của cụm từ Chief Finacial Officer – Giám đốc tài chính. Đây là người có vai trò quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kế hoạch tài chính, CFO sẽ đưa ra các giải pháp để khai thác, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.
Có thể tóm tắt 4 vai trò chính của CFO như sau:
– Quản lý, đảm bảo tính chính xác của sổ sách, giấy tờ.
– Đảm bảo sự bình ổn, hiệu quả của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
– Tham gia vào các chiến lược phát triển
– Dự đoán các vấn đề tài chính và đề xuất các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp
3. CPO
Viết tắt của cụm từ Chief production Officer – Giám đốc sản xuất. Là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Họ cũng là người quản lý nhân sự bộ phận sản xuất và các phòng ban liên quan để đảm bảo tiến độ sản xuất đã đề ra.
4. CAE
Viết tắt Chief Audit Excutive – Giám đốc điều hành kiểm toán. Là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề kiểm toán nội bộ. Họ là người quản lý trực tiếp các kế hoạch kiểm toán, thủ tục kiểm toán của doanh nghiệp.
Một CAE cần có khả năng phân tích các rủi ro về vấn đề pháp lý và kiểm toán trong các chiến lược của doanh nghiệp để góp ý và đề xuất các giải pháp kịp thời.
5. CMO
Viết tắt của cụm từ – Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing. Họ là người quản lý và chịu trách nhiệm cấp cao nhất cho toàn bộ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của CMO bao gồm:
– Quản lý, giám sát bộ phận marketing
– Xây dựng, phối hợp triển khai các chiến lược marketing của doanh nghiệp
– Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố cần thiết đối với nhà quản trị
Bên cạnh sự am hiểu về chuyên môn, để đảm nhận những vị trí cao cấp trên họ còn phải là người có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Các yếu tố cần thiết đối với những nhà quản trị có thể kể đến như:
– Năng lực quản trị
– Giao tiếp, thương thuyết tốt
– Năng động, sáng tạo
– Quyết đoán
– Biết lắng nghe
– Nắm bắt và xử lý vấn đề nhanh nhạy
– Khả năng ngoại ngữ
– Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm tiên tiến