Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tùy từng lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp mà kế toán có thể lên đến hàng chục người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán thường chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên quan đến kế toán, tài chính và thuế. Từ đó, có thể cung cấp thông tin về hoạt động tài chính cho cả các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do phạm vi cung cấp và phục vụ các thông tin khác nhau nên kế toán của doanh nghiệp được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.
1. Kế toán tài chính
Kế toán tài chính bộ phận đảm nhận việc thu thập, kiểm tra, xử lý các số liệu tài chính. Thông qua báo cáo tài chính để cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng.
Đặc điểm của kế toán tài chính đó là:
– Sử dụng 3 thước đo: giá trị, hiện vật và thời gian.
– Cơ sở ghi chép kế toán là những chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp đảm bảo được tính chính xác của thông tin.
– Thông tin số liệu: chủ yếu trình bày số liệu bằng hệ thống biểu mẫu theo quy định và theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
– Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là: thành viên trong doanh nghiệp hoặc các đơn vị đối tác, cơ quan chức năng, ngân hàng…
2. Kế toán quản trị
Là bộ phận đảm nhận việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ công ty.
Thông qua số liệu của KTTC, kế toán quản trị sẽ xử lý và cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí, tình hình quản trị tài sản trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
Đặc điểm của kế toán quản trị
– Khai thác thông tin và chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
– Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị là nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp và một số đối tượng đặc thù.
– Kế toán quản trị nghiên cứu bằng một số biện pháp cơ bản bao gồm: Báo cáo kế toán, chứng từ hay tài khoản.