Nguyên tắc kế toán là toàn bộ những quy định, chuẩn mực được áp dụng trong quá trình thực hiện công việc kế toán. Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm rõ những nguyên tắc kế toán cơ bản.
1. Nguyên tắc nhất quán
Nhằm thống nhất các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng trong một kỳ kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp có bất kì thay đổi gì về chính sách và phương pháp kế toán thì cần phải báo cáo, giải trình để tránh những sai sót không đáng có.
2. Nguyên tắc trọng yếu
Được thể hiện qua tính chất của thông tin hoặc sai sót trong hoàn cảnh nhất định. Tính trọng yếu của thông tin cần được xem xét trên 2 phương diện định tính và định lượng. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chuẩn xác có thể gây ra sự sai lệch trong báo cáo tài chính.
3. Nguyên tắc hoạt động liên tục
Các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả sử là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Các khoản dự phòng không được phép đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập không được thấp hơn giá trị khoản phải trả như khoản chi phí.
Trong trường hợp thực tế khác với giả định đã đưa ra thì phải dựa vào cơ sở khác để lập báo cáo. Đồng thời có lời giải thích thỏa đáng khi lựa chọn cơ sở đó.
Một số lưu ý của nguyên tắc liên tục:
- Kế toán không được lập quá tài khoản dự phòng và theo đúng nguyên tắc hoạt động
- Chi phí được ghi nhận khi có thể chứng minh về khả năng có thể phát sinh chi phí
- Chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi chắc chắn có được bằng chứng xác thực về khả năng tạo ra lợi ích kinh tế
4. Nguyên tắc thận trọng
Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác cao. Chính vì thế khi đưa ra bất kì kế hoạch, báo cáo, ước tính gì kế toán viên cần xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng các điều kiện và dựa trên các bằng chứng xác thực để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Nguyên tắc phù hợp
Là cơ sở để doanh nghiệp phân tích tính toán một cách chính xác phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và phần thuế doanh nghiệp cần phải nộp cho nhà nước.
Nguyên tắc phù hợp cũng “nhắc nhở” người sử dụng phải có sự phù hợp với nhau giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải có tương ứng một khoản chi phí liên quan.
6. Nguyên tắc giá gốc
Giá gốc là giá doanh nghiệp phải trả để sở hữu một tài sản nào đó. Giá gốc được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương với số tiền đã thanh toán, cần trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó được xác định tại thời điểm tài sản được ghi nhận.
Kế toán không được tự ý điều chỉnh khi giá gốc của tài sản thay đổi trừ những trường hợp khác quy định trong luật kế toán, chuẩn mực kế toán.
7. Nguyên tắc Cơ sở dồn tích
Nội dung nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định các nghiệp vụ kế toán; tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn sở hữu; doanh thu chi phí… Tất cả phải được chi chép vào sổ kế toán ngay vào thời điểm phát sinh; không dựa vào thời điểm thực tế thu chi hoặc tương đương tiền. Các báo cáo tài chính lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích luôn cho ta thấy rõ được tình hình tài chính trong quá khứ; hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua nguyên tác này ta có thể hiểu rằng mọi nghiệp vụ kinh tế của bất kỳ doanh nghiệp đều phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay lúc phát sinh giao dịch chứ không cắn cứ vào thực tế thu chi.