Điện – Điện tử đóng vai trò nền tảng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tại hầu khắp quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đang là ngành học chắp cánh mơ ước cho nhiều bạn trẻ. Vậy trở thành kỹ sư điện – điện tử có khó không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Đặc điểm chung nhất của ngành Điện – Điện tử là xây dựng một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Nhằm khai thác và sử dụng nguồn điện một cách cụ thể. Hiện nay, các nhà máy đều hướng tới việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện và điều khiển dòng điện đến các thiết bị. Đó cũng là nhiệm vụ chính của ngành điện – điện tử.
Là một kỹ sư điện – điện tử bạn cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành và sử dụng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ để có thể giải quyết các công việc như:
– Thiết kế, vận hành, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, khí cụ điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện gió, điện mặt trời,…
– Tổ chức, trình bày, thực hiện các đề án thuộc lĩnh vực điện – điện tử
– Tham gia xây dựng, thực hiện các hoạt động sản xuất, phát triển dự án điện – điện tử
Kỹ sư ngành Điện – điện tử có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất – phân phối – tiêu thụ điện; các khu công nghiệp; phòng thí nghiệm; công ty kinh doanh dịch vụ sửa chữa điện… Ngoài ra, họ còn có thể làm việc trong ngành bưu chính viễn thông.
Những phẩm chất, kỹ năng cần thiết đối với kỹ sư điện – điện tử:
+ Khả năng phán đoán, phân tích tốt
+ Khả năng làm việc nhóm
+ Xử lý tình huống nhanh nhạy
+ Chủ động, sáng tạo
+ Chăm chỉ, tỉ mỉ
+ Sức khỏe tốt