Thầy Phạm Ngọc Hàm: Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ không thể tách rời

Bất kì ngôn ngữ nào cũng được hình thành bởi yếu tố văn hóa. Cùng trò chuyện với Thầy Phạm Ngọc Hàm – Giảng viên ngành tiếng Trung HIC để hiểu rõ hơn về sự tác động của văn hóa đối với quá trình dạy và học ngoại ngữ nhé!

– Chào thầy Phạm Ngọc Hàm, được biết thầy đang phụ trách giảng dạy môn Văn hóa Trung Quốc tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội. Môn học này có vai trò như thế nào đối với sinh viên ngành tiếng Trung?

Thầy Phạm Ngọc Hàm – Giảng viên ngành tiếng Trung HIC

Thầy Phạm Ngọc Hàm: Khi học ngôn ngữ, không đơn thuần là chỉ học mặt chữ, cách phát âm mà còn là sự nghiên cứu để hiểu và yêu mến nó. Văn hóa chính là “chất xúc tác” khiến ngôn ngữ trở nên sống động. Chẳng hạn, câu chuyện mà bạn giao tiếp với người Trung Quốc sẽ thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều nếu bạn đã tìm hiểu về phong tục, tập quán của họ. Ngược lại, nếu chỉ học ngôn ngữ mà không tìm hiểu văn hóa, câu chuyện thường khô khan, nhàm chán. Thậm chí, bạn còn không biết nên bắt đầu từ đâu.

– Thầy có thể phân tích cụ thể hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa?

Thầy Phạm Ngọc Hàm: Ngôn ngữ và văn hóa là hai mặt của vấn đề, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ là sự thể hiện của văn hóa. Ngược lại thông qua văn hóa ta hiểu biết hơn về sự hình thành, phát triển, ý nghĩa của ngôn ngữ.

Hiểu một cách đơn giản, ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người được hình thành từ quá trình sinh sống, sản xuất. Nó là công cụ để trao đổi thông tin, truyền đạt tư tưởng. Chính vì thế, mỗi ngôn ngữ đều gắn liền với đặc trưng của một nền văn hóa nhất định.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3000 ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, tiếng Trung là ngôn ngữ do người Trung Quốc sáng tạo. Và cũng là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện tại. Không những vậy, Hán tự còn là cơ sở cho sự ra đời của một số ngôn ngữ khác chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật.

Khi tìm hiểu về tiếng Trung, bạn sẽ nhận thấy rằng, ngôn ngữ tượng hình này có sự biến hóa kì diệu trong cấu trúc chữ viết và hàm ý. Trong cảnh có chữ – trong chữ lại có cảnh. Điều này chính là một sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và ngôn ngữ.

– Nhu cầu theo học ngành tiếng Trung đang ngày một gia tăng. Thầy nhận định thế nào về xu hướng này?

Thầy Phạm Ngọc Hàm: Như chúng ta đã thấy, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Quan trọng hơn, hai nước có mối quan hệ hợp tác ở nhiều lĩnh vực. Số lượng các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào nước ta rất nhiều. Vì thế, cơ hội việc làm ngành tiếng Trung luôn vô cùng rộng mở.

Bên cạnh mặt tích cực chúng ta cũng cần nhìn nhận sự cần thiết phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Đó cũng là lý do, các em nên lựa chọn trường lớp thay vì trung tâm để được đào tạo bài bản ngay từ đầu.

– Thầy đánh giá thế nào về khả năng tiếp thu tiếng Trung của sinh viên HIC?

Thầy Phạm Ngọc Hàm: Học tiếng Trung cần nhất là có ý chí bền vững, quyết tâm học tập. Nếu như, trong giai đoạn đầu tiên, thầy cô là người nắm vai trò chủ đạo cung cấp, định hướng kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Thì các giai đoạn tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào sự chủ động, sáng tạo của các em.

Nhìn chung, tôi thấy sinh viên HIC rất năng động và có ý thức học tập tốt. Tôi hi vọng, các em sẽ phấn đấu học hành chăm chỉ hơn nữa, tích cực luyện tập kỹ năng nhiều hơn. Có như vậy, khi ra trường các em mới trở thành những ứng cử viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng.

Cảm ơn những chia sẻ của thầy Phạm Ngọc Hàm. Tin rằng, với sự chỉ dạy tận tình của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng quyết tâm cao, sinh viên Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội sẽ vững bước – tự tin trên con đường chinh phục ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới!

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến