Contents
Không chỉ giới hạn trong những công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), QA, QC,…, việc làm ngành công nghệ thực phẩm còn mang đến nhiều cơ hội thú vị khác.Top những việc làm về ẩm thực…
Khi nhắc đến thị trường việc làm ngành công nghệ thực phẩm, chúng ta thường nghĩ ngay đến các vị trí đầu bếp, phục vụ, bartender hay chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, để ẩm thực đến gần với khách hàng đòi hỏi sự đóng góp của nhiều cá nhân ở các vai trò đa dạng khác. Nếu là một người yêu thích và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này thì đây sẽ là 4 gợi ý nghề nghiệp thú vị dành riêng cho bạn.
Các việc làm ngành ẩm thực đang có xu hướng phát triển trong tương lai
1. Food blogger – Nghề vàng hái ra tiền của hội sành ăn
Food blog được biết đến lần đầu tiên như một trang web chia sẻ những công thức nấu ăn và food blogger là tên gọi dành riêng cho tác giả của những chia sẻ đó. Khi mạng xã hội bắt đầu nở rộ, công việc này cũng được mở rộng ra và blog được xây dựng trên nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, Instagram, Youtube…
Các food blogger luôn ghi lại hình ảnh các món ăn để chia sẻ với độc giả
Food blogger ngày này được chia thành hai nhóm chính bao gồm: nhóm chia sẻ những đánh giá khách quan về một món ăn – food reviewer và nhóm còn lại là các đầu bếp chuyên nghiệp/nghiệp dư chia sẻ các công thức nấu ăn của mình.
Food blogger có thể trở thành KOL hay Influencer cho nhiều nhãn hàng
Tại Việt Nam, xây dựng blog về ẩm thực và phong cách sống cũng bắt đầu thịnh hành và được nhiều người theo đuổi như một nghề chuyên nghiệp trong những năm gần đây. Trải qua quá trình phát triển thương hiệu cá nhân, các food blogger có thể kiếm được tiền từ việc quảng bá cho các nhà hàng hay những thương hiệu khác.
2. Food stylist – Phù thủy “trang điểm” cho món ăn
Một món ăn xuất hiện đẹp đẽ trên các ấn phẩm và tạo cảm giác thèm ăn cho người xem không tự nhiên mà có. Bạn cần tạo nên ý tưởng (concept), sắp đặt và bày trí bắt mắt để tạo ra một bức ảnh có bố cục hài hòa về bố cục lẫn màu sắc. Đó chính là công việc của một food stylist.
Food stylist đảm nhận phần ý tưởng và sắp đặt thức ăn
Theo chia sẻ từ một food stylist chuyên nghiệp tại Việt Nam – Meo Thùy Dương, để trở thành một food stylist chuyên nghiệp bạn cần có 5 tố chất cơ bản sau:
- Khả năng định hướng thẩm mỹ tốt
- Biết cách nấu, xử lý nguyên liệu
- Thái độ chăm chỉ, cầu tiến, chịu khó học hỏi và không ngừng phát triển bản thân.
- Có trách nhiệm và khả năng làm việc theo nhóm.
- Chủ động, dám lăn xả và có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực.
Một sản phẩm sáng tạo của food stylist
Điều thú vị là không có bất kì một nơi làm việc cố định cho food stylist. Trong nghề này, bạn có thể đóng vai trò là người định hướng hình ảnh cho các nhà hàng hoặc kết hợp cùng food blogger để tạo ra một food blog ấn tượng. Theo dự đoán xu hướng phát triển của các việc làm ngành công nghệ thực phẩm thì đây sẽ là nghề phát triển mạnh trong 5 năm tiếp theo.
3. Food photographer – Bậc thầy gây thèm ăn
Food stylist có thể tạo ra một chủ đề sáng tạo, nhưng để tạo ra một bức ảnh thành phẩm đòi hỏi sự cộng tác của food photographer. Nhiếp ảnh gia ẩm thực sẽ chịu trách nhiệm trong khâu canh chỉnh hướng ánh sáng, góc chụp và xử lý hậu kỳ để đảm bảo chất lượng bức theo đúng định hướng nghệ thuật ban đầu của food stylist.
Food photographer và food stylist cộng tác để cho ra đời những bức ảnh ẩm thực ấn tượng
Trên thị trường việc làm ngành công nghệ thực phẩm sôi động hiện này, food photographer ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh khả năng nhiếp ảnh, một điều kiện tiên quyết khác để trở thành một food photographer thực thụ là tư duy về bố cục, hình khối và layout. Đồng thời, bạn phải thấu hiểu được thị giác người tiêu dùng để tạo nên một bức ảnh có nội dung chân thật và đánh thức vị giác của người xem.
Food photographer là công việc đầy hứa hẹn trong tương lai
4. Food Editor – Người truyền cảm hứng ẩm thực
Food editor (biên tập viên ẩm thực) là một việc làm ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu về ẩm thực và văn hóa. Sẽ không có định nghĩa cụ thể về vai trò của những food editor, họ có thể là những nhà phê bình ẩm thực hoặc là một đầu bếp nổi tiếng hay thậm chí là tác giả của một quyển sách ẩm thực.
Những quyển sách nấu ăn là sản phẩm tinh thần của food editor
Mỗi món ăn ra đời đều mang trên mình một câu chuyện riêng, trước khi viết về món ăn đó, những food editor cần hiểu được nội hàm ẩn chứa bên trong. Để làm được việc này, họ cần sở hữu thật nhiều kiến thức đa lĩnh vực, từ ẩm thực, văn hóa, lịch sử cho đến y học…
Tạo ra các ấn phẩm về ẩm thực đòi hỏi editor phải là người có kiến thức đa dạng
Bên cạnh các công việc quen thuộc, food blogger, food stylist, nhiếp ảnh gia và biên tập viên ẩm thực là những vị trí mà có thể bạn chưa biết khi nhắc đến thị trường việc làm F&B. Nếu đã xác định được đam mê thì ngại gì chưa theo đuổi nó. Với 4 gợi ý về việc làm ngành công nghệ thực phẩm trên, hy vọng bạn sẽ chọn được cho bản thân một định hướng phù hợp trong tương lai.Top những việc làm về ẩm thực
Với những nghành nghề trên, có thể rất thú vị. Chúng tôi có một số giáo viên tiếng Ẩm thực tuyệt vời tại Cao đẳng Quốc tế Hà Nội dành riêng để cung cấp cho sinh viên của chúng tôi trải nghiệm học tập tuyệt vời. Nếu bạn muốn tham gia một trong những sinh viên học bếp của chúng tôi thì hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết hoặc điện thoại 0243.99.13.113 & 098.124.12.76
TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HÀ NỘI
· Cơ sở chính: Yên Thái – Đông Yên – Quốc Oai – Hà Nội · Văn phòng tuyển sinh: Số 01 Ngõ 58 – Phố Trần Bình – Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội · Điện thoại: 0243.99.13.113 – 0981.241.276 · Email: hiccaugiay@gmail.com · Website : caodangquoctehanoi.edu.vn · Facebook: https://www.facebook.com/quoctehanoi.edu.vn Đăng ký xét tuyển trục tiếp tại đây: |