3 yếu tố tạo nên sức hút của ngành Quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh tế – du lịch. Với tốc độ phát triển vượt trội, ngành học này đang được đông đảo bạn trẻ theo học. Vậy, sức hút của ngành Quản trị khách sạn nằm ở đâu? Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây!

1. Ngành học thời thượng

Quản trị khách sạn được ví von là ngành đào tạo ra những “ông hoàng khách sạn”. Ngành học cung cấp các kiến thức nền tảng để bạn có thể trở thành một nhà quản lý khách sạn tài ba. Chẳng hạn về: nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng, ăn uống, giám sát.

Với chương trình đào tạo bài bản, sinh viên có khả năng nắm bắt, phân tích thị trường khách sạn. Đồng thời có thể xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Ngoài ra, sinh viên còn nắm được các kỹ năng quản lý hoạt động khách sạn, có khả năng lập quy tắc quản lý các bộ phận trong khách sạn, lập báo cáo kết quả tài chính, báo cáo thu – chi từ các hoạt động của khách sạn.

Sinh viên HIC thực tập tại khách sạn Hyatt Regency

2. Môi trường làm việc đa dạng

Có lẽ yếu tố thu hút nhất đối với nhiều người khi quyết định theo học ngành Quản trị khách sạn chính là môi trường làm việc đa dạng. Bạn không chỉ có cơ hội làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước. Mà còn có thể tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế đầy chuyên nghiệp. Với điều kiện làm việc lý tưởng, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt nhiều cơ hội để phát triển bản thân.

3. Thời gian làm việc linh hoạt

Nếu như nhiều ngành nghề chỉ làm việc trong giờ hành chính. Thì thời gian làm việc trong ngành Quản trị khách sạn lại vô cùng linh động. Thông thường các bộ phận sẽ hoạt động theo ca từ 6 – 8 tiếng. Các ca làm cũng linh hoạt không gò bó. Bạn có thể luân phiên làm việc nhiều ca trong một tuần.

4. Nhiều cơ hội việc làm

Là ngành học năng động, đào tạo các kiến thức tổng quan về lĩnh vực khách sạn. Nên cơ hội việc làm của bạn sau khi tốt nghiệp Quản trị khách sạn là vô cùng đa dạng. Bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong khách sạn. Ví dụ như:

– Quản lý khách sạn

– Trưởng bộ phận lễ tân

– Trưởng bộ phận buồng phòng

– Trưởng bộ phận tài chính

– Chuyên viên kinh doanh

– Trưởng bộ phận điều phối

– Giám đốc điều hành

Tất nhiên để đạt được các vị trí trên, trước tiên bạn phải làm việc từ vị trí nhân viên thông thường nhất. Bởi một nhà quản lý hội tụ đầy đủ kiến thức cùng năng lực chuyên môn mới có thể chỉ đạo được cấp dưới. Và khiến họ tâm phục khẩu phục.

 

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến