Những điều bạn cần biết về kế toán doanh nghiệp

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nghề toán trong doanh nghiệp.

1. Tổng quan về kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận phụ trách các vấn đề liên quan tới tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như:  hạch toán thu – chi, giao dịch tiền gửi, thanh toán lương … Ngoài am hiểu kiến thức về kế toán thì kế toán viên cần có sự hiểu biết về thị trường kinh tế, nhanh nhạy, sự cần thận, tỉ mỉ.

 

Kế toán doanh nghiệp được chia làm hai mảng chính: kế toán nội bộ và kế toán thuế.

+ Kế toán nội bộ là một bộ phận phụ trách việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của nhà quản lý trong phạm vi doanh nghiệp.

+ Kế toán thuế là một bộ phận thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Thường là cơ quan thuế chủ quản hoặc ngân hàng.

2.  Nhiệm vụ chính của kế toán doanh nghiệp

  • Tiến hành thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu kế toán, kiểm toán
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi của doanh nghiệp
  • Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế trong doanh nghiệp để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời
  • Ghi chép, lưu trữ quá trình sử dụng kinh phí của doanh nghiệp
  • Phối hợp với các bộ phận để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3. Những phẩm chất, kỹ năng cần có của kế toán doanh nghiệp

  • Về phẩm chất

+ Khả năng thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng – chính xác: Các chi phí tái chính phát sinh liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Là một kế toán, bạn cần theo dõi sát sao mọi hoạt động liên quan. Từ đó, phân loại sắp xếp các tài liều, dữ liệu kế toán một cách ràng minh bạch . Đảm bảo công tác kiểm tra, đổi chiếu được thực hiện dễ dàng.

+ Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Kế toán viên là người trực tiếp tổng hợp, phân tích và lập báo cáo về các số liệu sản xuất – kinh doanh của đơn vị. Chỉ cần bỏ sót hoặc làm sai một số liệu nào đó thì hậu quả rất khó lường. Điều này đòi hỏi người kế toán phải thật cẩn thận, tỉ mỉ để đưa ra những số liệu chính xác nhất.

+ Trung thực, khách quan: Công việc của người kế toán là phản ánh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chỉ có đưa ra số liệu đúng, chính xác mới giúp ích cho nhà quản lý.

  • Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng

+ Khả năng ngoại ngữ

+ Làm việc nhóm

+ Giao tiếp, xử lý tình huống

4. Mức lương của kế toán doanh nghiệp

Thu nhập của kế toán viên phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là: Quy mô, loại hình doanh nghiệp; vị trí địa lý (tỉnh lẻ/ thành phố lớn); kinh nghiệm tích lũy. Trung bình mức lương của kế toán doanh nghiệp dao động từ 5-7 triệu đồng đối với người mới ra trường, 7-10 triệu đồng với người có trên 2 năm kinh nghiệm. Những người dày dặn kinh nghiệm hoặc ở các cấp quản lý mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng. Nhìn chung, lương của nghề kế toán có tính cạnh tranh tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Đồng thời có nhiều cơ hội để bạn thăng tiến trong công việc.

 

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến