Review từ A-Z về kế toán nội bộ

Nhiều người thắc mắc, sau khi tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm công việc gì? Thực tế, bạn có thế đảm nhận rất nhiều vị trí kế toán khác nhau trong doanh nghiệp như: kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán thuế, kế toán công nợ,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề kế toán nội bộ. 

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị. Hiểu một cách đơn giản đây là vị trí đảm nhận các công việc kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm việc tập hợp các vấn đề phát sinh thực tế, có và không có chứng từ, hoá đơn để tính ra lỗ/ lãi của doanh nghiệp.

Công việc chính của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ có trách nhiệm thực hiện các công việc: ghi chép, lập chứng từ, lưu trữ, theo dõi, kiểm tra các hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Theo dõi, kiểm tra chứng từ, hoá đơn
  • Hạch toán các chứng từ, hoá đơn nội bộ
  • Lưu trữ và bảo mật thông tin các giấy tờ của doanh nghiệp
  • Luân chuyển các giấy tờ theo đúng trình tự được đề ra
  • Lập các báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm hoặc theo chỉ đạo đột xuất từ cấp trên
  • Thu thập và phân tích các dữ liệu về tình hình kinh doanh thực tế

Bên cạnh đó, kế toán nội bộ còn phối hợp với các kế toán khác trong bộ phận cũng như các phòng ban để thực hiện công việc được giao.

Thu nhập của kế toán nội bộ

Mức lương của kế toán nội bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: bằng cấp, kinh nghiệm, hiệu quả công việc.

Trung bình, với người mới tốt nghiệp, mức lương thường dao đọng từ 5 -7 triệu đồng/ tháng. Có kinh nghiệm 2 năm trở lên, mức lương khoảng từ 8 – 12 triệu đồng. Ở vị trí trưởng nhóm/ người dày dặn kinh nghiệm mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/ tháng.

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến