Tổng hợp 10 hàm Excel mà mọi kế toán cần biết

Nhắc đến nghề kế toán là chúng ta liên tưởng ngay tới công việc sổ sách, tính toán. Nếu như trước đây, khi tin học chưa phát triển, công việc tính toán số liệu phụ thuộc phần lớn vào con người thì ngày nay chỉ với vài thao tác trên các hàm Excel người ta đã có thể tính được kết quả chính các của hàng trăm, hàng ngàn số liệu. 

Dưới đây là tổng hợp 10 hàm tính cơ bản mà mọi kế toán cần phải biết:

1. Hàm SUM

–  Là hàm cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

– Cú pháp:   =SUM(Number1, Number2…)

Trong đó: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

2. Hàm SUMIF

– Là hàm trả về giá trị tính tổng của các ô trong vùng cần tính thoả mãn một điều kiện đưa vào

– Cú pháp: =SUMIF(Vùng chứa điều kiện, Điều kiện, Vùng cần tính tổng).

– Ví dụ    = SUMIF(A2:A6,”<=9″)

Nghĩa là: Tính tổng của các giá trị trong vùng từ A2 đến A6 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 9.

3. Hàm MID

– Là hàm dùng để cắt chuỗi ký tự ở giữa chuỗi ký tự cho trước, được xác định bắt đầu bằng vị trí bạn chỉ định và số lượng ký tự theo ý bạn. Trong đó: text: Chuỗi ký tự. … n: Số ký tự cần cắt ra từ chuỗi ký tự.

– Cú pháp: =MID(text,m,n)

Trong đó:

  • text: Chuỗi ký tự.
  • m: Vị trí bắt đầu cần cắt chuỗi ký tự.
  • n: Số ký tự cần cắt ra từ chuỗi ký tự.

– Ví dụ: =MID(C8,4,10)

4. Hàm AND

– Là hàm logic cơ bản trong Excel, được sử dụng để xác định xem liệu tất cả các điều kiện trong một kiểm tra có đúng hay không. Hàm AND ít được dùng độc lập mà thường được dùng kết hợp với những hàm thực hiện các kiểm nghiệm logic khác, đặc biệt là hàm IF.

– Cú pháp: =AND(Điều kiện 1,Điều kiện 2,…)

Kết quả của hàm AND là:

  • TRUE: khi tất cả các mệnh đề logic đều đúng.
  • FALSE: khi một mệnh đề logic bất kỳ nào trong hàm sai.

– Ví dụ: =AND(A1>3,A1<12)

5. Hàm OR

– Hàm này là phép HOẶC, chỉ sai khi tất cả các đối số có giá trị sai. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

– Cú pháp:   OR(đối 1, đối 2,..).

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

– Ví dụ:  =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2013)

6. Hàm MIN

– Là hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

– Cú pháp:   =MIN(Number1, Number2…)

– Ví dụ: =MIN(B1,B6)

7. Hàm MAX

– Là hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập

– Cú pháp:  =MAX(Number1, Number2…)

– Ví dụ: =MAX(C3, C9)

8. Hàm IF

– Là hàm trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng, Hàm trả về giá trị 2 nếu điều kiện sai.

– Cú pháp: =If(Điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2).

– Ví dụ: =IF(C2>=8,“DUNG”,“SAI”) = DUNG.

9. Hàm LEN

– Là hàm đếm số ký tự trong chuỗi text.

– Cú pháp: =LEN(Chuỗi kí tự cần đếm hoặc ô chứa chuỗi kí tự cần đếm)

– Ví dụ: =LEN(D5)

10. Hàm VLOOKUP

– Là hàm trả về giá trị dò tìm theo cột đưa từ bảng tham chiếu lên bảng cơ sở dữ liệu theo đúng giá trị dò tìm. X=0 là dò tìm một cách chính xác. X=1 là dò tìm một cách tương đối.

– Cú pháp: =VLOOKUP(giá trị dò, bảng dò, cột giá trị trả về, kiểu dò)

– Ví dụ:  =VLOOKUP(B5,$D$12:$H$19,3,0)

Chia sẻ bài viết này

Các bài liên quan

Các đối tác của trường

FLC
Huyndai
ICO Group
Marriot
Muong Thanh
Toyota
FLC
Vietsun Auto
Dai Hoc Kien Hanh - Trung Quoc
Đăng ký trực tuyến

Đăng ký trực tuyến